Chữ Trí trong tiếng Hán 智 có cấu tạo trên “Văn tự Giáp Cốt” gồm có bộ Can 干 (vũ khí được chế tạo bằng gỗ) và bộ Thỉ 矢 (mũi tên). Bộ Khẩu 口 xuất hiện ở giữa tách đôi 2 vũ khí ra. Bởi vì nếu cả hai vũ khí đó mà kết hợp với nhau sẽ xảy ra tranh chấp, chiến tranh, xung đột.
Nếu mà xung đột, tranh chấp xảy ra có nghĩa là không thể dùng đạo lý mà giảng giải được nữa và cũng không thể phân biệt được thị phi, phải trái.
Nếu dùng cái miệng “bộ Khẩu 口” mà có thể tách hai vũ khí đó ra thì tức là lời nói có thể giải quyết được mọi xung đột, tranh chấp. Đó chính là chữ Trí trong tiếng Hán. Nó có nghĩa là sử dụng năng lực, sự thông minh để phân biệt rõ và giải khai được nghi hoặc.
- Tri (知) có nghĩa là hiểu, biết (sự hiểu biết nhanh nhẹn như mũi tên – Bộ Thỉ 矢 bay từ miệng – bộ Khẩu 口 người này sang người kia).
- Bộ Nhật 日 chỉ sự sáng suốt tựa như ánh mặt trời.
➜ Cách phân tích này lý giải: Không có chỗ nào, không việc gì là không biết. Ngoài ra, chữ Trí còn được hiểu là sự thông tỏ, nhiều mưu lược, biết biến xảo linh hoạt sâu xa.
Ý nghĩa gốc của chữ Trí trong tiếng Hán 智 là sáng suốt, ngôn luận nói năng luôn đi thẳng vào vấn đề chính. Ngôn luận chính là biểu đạt bên trong, là biểu hiện ra bên ngoài của tư tưởng cũng như trình độ của bản thân người đó.
Người có trình độ như thế nào thì sẽ nói ra những lời như thế ấy. Chỉ khi hiểu rõ được trắng đen, phân biệt được thị phi thì mới có thể nói đạo lý. Điều đó chứng minh rằng nếu ai biết dùng lời nói để làm sáng tỏ đạo lý và đi đúng trọng tâm vấn đề thì chính là người thông thạo, có hiểu biết và thông minh. Do đó, chữ Trí trong tiếng Hán cũng được mở rộng nghĩa là thông hiểu sự việc và vô cùng thông minh.
Nho gia cực kỳ coi trọng chữ Trí 智 và xem chữ Hán này là một trong “ngũ thường”, quy chuẩn ứng xử của con người. Trong đó, ngũ thường được phân thành: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Khổng Tử cũng đã nói rằng “Trí giả bất hoặc” (bậc trí tuệ không bao giờ bị mụ mị). Đây cũng là một cách lý giải khá hay về chữ Trí trong tiếng Hán. Chỉ khi con người có kiến thức sâu rộng, hiểu rõ sự vật, biết phân biệt thị phi, phải trái thì mới đạt được bất hoặc (không mụ mị).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.