Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
CỐT LÕI CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH
Chúng ta đã biết nhân vật Quán Tự Tại Bồ Tát là nhân vật huyền thoại. Bài kinh này sáng tác sau thời Đức Phật. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu chi tiết từng chữ, từng câu, từng đoạn của bài kinh, chúng ta nắm được cốt lõi bài kinh mà chư Tổ muốn gửi gắm cho hàng hậu học. Còn cấu trúc của bài kinh, các Tổ thuộc hệ Phát Triển mượn danh xưng ngài Xá Lợi Phất để trao truyền. Nếu tính thời gian theo trong Sử ghi lại thì ngài Xá Lợi Phất đã viên tịch trước Đức Phật, mà kinh này thì xuất hiện sau thời Đức Phật. Chúng ta Thầm Nhận Biết tới đây thôi. Chuyện kế tiếp của chúng ta là rút ra bài học chính của bài kinh này để tu tập mà thôi!
Đọc kinh chúng ta thấy các vị Tổ đã trình bày ngay cái chỗ cuối cùng, ngay nơi đến của người tu tức là trong trạng thái Tâm Không và Tâm Như. Hai trạng thái cùng giống nhau ở chỗ Atakkàvacara, là chỗ không lời.
Khi trình bày về Tánh Không, chúng ta nhận thấy văn kinh rất là ngắn gọn, hàm xúc, minh bạch, không mơ hồ. Các Tổ đã đứng trong chỗ đứng của Đức Phật để trình bày cái nhìn Phật Giáo, nói về con người, đó là nói bản thể của con người trống không. Và từ cái nhìn này, sẽ có cách đưa con người thoát ra khỏi mọi khổ đau ở trên đời.
Mục tiêu giảng dạy bài này của chư Tổ nói lên được mục tiêu giảng dạy của Đức Phật khi ngài nói: “Tất cả nước trong đại dương có một vị mặn, đạo của Ta cũng có một vị thôi, đó là vị thoát khổ”. Trong cái nhìn này, Phật giáo không mơ hồ, viễn vông, mà giúp con người ngay khi còn sống chứ không hứa hẹn ở tương lai xa vời. Bài Bát Nhã Tâm Kinh này quả thật xứng đáng để chúng ta học hỏi vì đã nói đúng theo chân ý của Đức Phật là:
– Đưa con người thoát khỏi khổ đau triền miên, đó là cái nhìn của Tánh Không. Cái nhìn Không là cái nhìn Trung đạo của Phật giáo không rơi vào cực đoan Thường kiến và Đoạn kiến. Con người có thật nhưng bản thể trống không, nghĩa là Vô ngã phá tan xiềng xích của Chấp Ngã. Các vị Tổ khai triển Trí tuệ rốt ráo tới bờ bên kia là khai triển tới Chân Như. Chân Như cũng nằm trong Trung đạo, nó cũng tương tự như Không, như chỗ đứng của Huyễn. Đó là thế chân vạc, thế đứng vững chắc để phát huy Trí huệ kiện toàn, đó là Bát Nhã Ba-La-Mật.
– Khi ở trong trạng thái Tâm Như nhìn ngắm hiện tượng thế gian thấy nó như thế, không diễn tả bằng lời, thì tâm bất động, cảnh bất động khách quan.
– Chủ đề Không được trình bày trước với dụng ý đưa kết quả giúp thoát khổ. Sau đó mới trình bày Chân Như. Đây là phương tiện giúp con người phát huy Trí huệ kiện toàn, bằng chứng là Đức Phật đã thành đạo qua Chân Như.
– Các chư Phật ba đời cũng qua Chân Như mà phát huy Trí huệ siêu vượt.
LH để thỉnh kinh theo yêu cầu:
Kim Cổ Thư Quán- Công viên Thiên đường Bảo Sơn- km8 Đại lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức- Hà Nội.
Website: http://thuphapngocdinh.net
Email: ngocdinhshu@gmail.com
Hotline: 0915 86 99 66 – 0972 472 186
NĐL –
A Di Đà Phật!
ngocdinhshu@gmail.com –
vaag bạn!