Tác phẩm Bát Nhã Tâm Kinh

(1 đánh giá của khách hàng)

Tác phẩm:  Bát Nhã Tâm Kinh
Chất liệu: giấy xuyến chỉ bồi lụa, làm khung theo yêu cầu,
Kích thước: 60×80 cm

Nội dung: 

Chép kinh Bát Nhã

Liên hệ: Ngọc Đình 
Hotline0915 86 99 66 ( Zalo), 0972 472 186
Email: ngocdinhshu@gmail.com
Website: http://thuphapngocdinh.net
Bát Nhã Tâm Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (般若波羅蜜多心經) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.
Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh:
Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn ĐẠO và ĐỜI.
Nguyên văn:
般 若 波 羅 蜜 多 心 經.
觀 自 在 菩 薩。行 深  般  若 波  羅  蜜 多 時 。照 見 五 蘊 皆 空 。度 一 切 苦 厄。舍 利 子。色 不 異 空。 空 不 異 色。色 即  是空 。 空 即  是 色。受 想 行 識  亦 復 如 是. 舍 利 子。是  諸 法  空 相 。不 生 不 滅。不 垢  不 淨 。不 增 不 減。是 故  空 中 無 色。無 受 想 行 識。無 眼  耳 鼻 舌 身  意。無 色 聲 香 味 觸 法。無 眼 界 。 乃 至 無 意 識  界 。無 無明 。亦 無  無明 盡。乃至 無  老 死。亦 無 老 死 盡。無 苦 集 滅道 。無 智 亦 無 得。以 無 所 得 故。菩 提 薩 埵 。依 般 若 波 羅 蜜 多 故。心 無  罣 礙  。無 罣 礙 故。無 有 恐怖。遠 離 顛 倒 夢 想。究 竟 涅  槃。三 世 諸 佛。依 般 若  波 羅  蜜 多 故。得 阿 耨 多羅 三 藐 三 菩 提。故 知 般 若 波  羅 蜜  多。是 大 神 咒 。是 大 明咒 。是 無  上咒。是  無 等 等 咒 。能 除  一 切  苦。真 實 不 虛  。故 說  般 若 波 羅  蜜 多 咒。即 說 咒曰。揭 諦  揭 諦。 波  羅 揭 諦  。波 羅  僧 揭 諦。菩 提 薩 婆 訶。
Phiên âm:
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Dịch nghĩa:
Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là phải nói câu chú:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

CỐT LÕI CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH   
Chúng ta đã biết nhân vật Quán Tự Tại Bồ Tát là nhân vật huyền thoại. Bài kinh này sáng tác sau thời Đức Phật. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu chi tiết từng chữ, từng câu, từng đoạn của bài kinh, chúng ta nắm được cốt lõi bài kinh mà chư Tổ muốn gửi gắm cho hàng hậu học. Còn cấu trúc của bài kinh, các Tổ thuộc hệ Phát Triển mượn danh xưng ngài Xá Lợi Phất để trao truyền. Nếu tính thời gian theo trong Sử ghi lại thì ngài Xá Lợi Phất đã viên tịch trước Đức Phật, mà kinh này thì xuất hiện sau thời Đức Phật. Chúng ta Thầm Nhận Biết tới đây thôi.  Chuyện kế tiếp của chúng ta là rút ra bài học chính của bài kinh này để tu tập mà thôi!

Đọc kinh chúng ta thấy các vị Tổ đã trình bày ngay cái chỗ cuối cùng, ngay nơi đến của người tu tức là trong trạng thái Tâm Không và Tâm Như. Hai trạng thái cùng giống nhau ở chỗ Atakkàvacara, là chỗ không lời.

Khi trình bày về Tánh Không, chúng ta nhận thấy văn kinh rất là ngắn gọn, hàm xúc, minh bạch, không mơ hồ. Các Tổ đã đứng trong chỗ đứng của Đức Phật để trình bày cái nhìn Phật Giáo, nói về con người, đó là nói bản thể của con người trống không. Và từ cái nhìn này, sẽ có cách đưa con người thoát ra khỏi mọi khổ đau ở trên đời.

Mục tiêu giảng dạy bài này của chư Tổ nói lên được mục tiêu giảng dạy của Đức Phật khi ngài nói: “Tất cả nước trong đại dương có một vị mặn, đạo của Ta cũng có một vị thôi, đó là vị thoát khổ”.  Trong cái nhìn này, Phật giáo không mơ hồ, viễn vông, mà giúp con người ngay khi còn sống chứ không hứa hẹn ở tương lai xa vời. Bài Bát Nhã Tâm Kinh này quả thật xứng đáng để chúng ta học hỏi vì đã nói đúng theo chân ý của Đức Phật là:

– Đưa con người thoát khỏi khổ đau triền miên,  đó là cái nhìn của Tánh Không. Cái nhìn Không là cái nhìn Trung đạo của Phật giáo không rơi vào cực đoan Thường kiến và Đoạn kiến. Con người có thật nhưng bản thể trống không, nghĩa là Vô ngã phá tan xiềng xích của Chấp Ngã. Các vị Tổ khai triển Trí tuệ rốt ráo tới bờ bên kia là khai triển tới Chân Như. Chân Như cũng nằm trong Trung đạo, nó cũng tương tự như Không, như chỗ đứng của Huyễn. Đó là thế chân vạc, thế đứng vững chắc để phát huy Trí huệ kiện toàn, đó là Bát Nhã Ba-La-Mật.

– Khi ở trong trạng thái Tâm Như nhìn ngắm hiện tượng thế gian thấy nó như thế, không diễn tả bằng lời, thì tâm bất động, cảnh bất động khách quan.

– Chủ đề Không được trình bày trước với dụng ý đưa kết quả giúp thoát khổ. Sau đó mới trình bày Chân Như. Đây là phương tiện giúp con người phát huy Trí huệ kiện toàn, bằng chứng là Đức Phật đã thành đạo qua Chân Như.

– Các chư Phật ba đời cũng qua Chân Như mà phát huy Trí huệ siêu vượt.

LH để thỉnh kinh theo yêu cầu:  

Kim Cổ Thư Quán- Công viên Thiên đường Bảo Sơn- km8 Đại lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức- Hà Nội.
Website: http://thuphapngocdinh.net
Email: ngocdinhshu@gmail.com
Hotline: 0915 86 99 66 – 0972 472 186

Kích thước 80 × 60 cm

1 đánh giá cho Tác phẩm Bát Nhã Tâm Kinh

  1. NĐL

    A Di Đà Phật!

    • ngocdinhshu@gmail.com

      vaag bạn!

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Có thể bạn thích…