Thư pháp chữ TÀI ĐỨC

Tác phẩm: TÀI – ĐỨC 
Nội dung:

TÀI

Bản lĩnh tài năng nên sự nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

ĐỨC 

Tổ tiên tích đức nghìn năm thịnh

Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh

Chất liệu: giấy điều/xuyến chỉ bồi lụa + khung kính
Kích thước: 27×70 cm

Liên hệ: Ngọc Đình 
Hotline0915869966, 0972 472 186
Email: ngocdinhshu@gmail.com
Website: http://thuphapngocdinh.net

thu-phap-chu-tai-ducChữ “Tài” – 材

Thi hào Nguyễn Du viết trong “Truyện Kiều”:

Có Tài mà cậy chi Tài

Chữ Tài liền với chữ Tai một vần.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy:

Có Tài mà không có Đức, là người vô dụng

Có Đức mà không có Tài, thì làm việc gì cũng khó.

Tư tưởng lớn của hai bậc Danh nhân văn hóa thế giới, dù ở hai thời đại khác nhau, nhưng có cốt lõi tương đồng. Cái Tâm – tức cái Đức là gốc của con người chân chính, lương thiện, nhưng cái Tài cũng là một phẩm chất quan trọng để tạo nên nhân phẩm. Người vừa có Đức, vừa có Tài, mới là “con người hoàn toàn” (Lời Bác Hồ). Để được như vậy, không phải dễ!

“Tài”, hay tài năng, là khả năng làm được những công việc hoặc một nghề nào đó có ích cho xã hội với chất lượng tốt và hiệu quả cao. Người có Tài luôn luôn có óc sáng tạo, tìm tòi cái mới, thường am hiểu lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó và có năng lực thực hành giỏi. “Tài” chỉ thật sự có ích, có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn, khi được xây dựng trên nền tảng chữ “Đức”, chữ “Tâm”. Có được sự kết hợp hài hòa ấy, và ở trình độ vượt trội so với đồng loại, mới đáng gọi là nhân tài!

Ý nghĩa của chữ đức – 德

Chữ đức theo chữ Hán là  âm Hán Việt là “đức”, ý nghĩa chỉ đạo đức, phẩm hạnh, phẩm chất, tấm lòng.

Chữ đức được tạo thành từ năm bộ thủ: bộ xích (bộ chim chích) (彳), bộ thập ( 十) , bộ mục(目), bộ nhất( 一) và bộ tâm(心). Chính vì vậy chữ đức (德) hoàn toàn có thể được hiểu khi chúng ta phân tích ý nghĩa của các bộ thủ.

Bộ xích (彳): ý chỉ những bước chân chậm rãi, từ từ, thỏng thả, trường kì. Bộ xích trong chữ đức có thể hiểu là muốn rèn “đức” hay bất kì một phẩm chất nào cũng vậy cũng cần có thời gian rèn luyện, phải tích lũy từng chút từng chút, không phải một bước mà thành.

Bộ thập (十): với nghĩa đen là mười. Tuy nhiên, có thể hiểu rộng ra là sự đầy đủ, trọn vẹn, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, ngoài ra chữ thập cũng ngụ ý là thế giới mười phương, bốn phương tám hướng. Bộ thập xuất hiện trong chữ đức với ý nghĩa là dù ở đâu, ở phương nào cũng cần dùng đạo đức, đức hạnh để đối xử với người khác.

Bộ mục (目): nghĩa là mắt, ý nói người có đức là người có con mắt tinh tường, có thể phân biệt thị phi, đúng sai, thật giả.

Bộ nhất (一): có nghĩa là một. Nhiều người cho rằng chữ nhất nghĩa là số 1 nên nó đơn giản nhất, thế nhưng trên thực tế bộ nhất khi đặt vào chữ đức lại có ý tổng thể, toàn bộ, ngụ ý người có đức là người biết lấy đại cục làm trọng, không tư lợi.

Bộ tâm (心): có nghĩa là tâm. Hiển nhiên rằng một người muốn tu dưỡng đạo đức thì phải tu dưỡng nội tâm. Tâm là tâm hồn, là tấm lòng, là cái bên trong chân thật nhất của của con người. Một người có đức chính là một người có tâm.

Có thể nói, chữ “đức” của một con người ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời của người đó. Bởi “có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó”. Chữ đức ít nhiều ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của con người. Lão tử cũng đã từng nói

万物莫不尊道而贵德
(vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức)
Có nghĩa là muôn vật đều tôn trọng đạo và quý trọng đức.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thư pháp chữ TÀI ĐỨC”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Có thể bạn thích…