,

Thư pháp chữ HÒA

Tác phẩm: HÒA
Nội dung: Dĩ hòa vi quý; Hòa khí sinh tài.

Chất liệu: giấy điều/xuyến chỉ bồi lụa
Kích thước: 60×80 cm
Liên hệ: Thư pháp Ngọc Đình 
Hotline0915869966, 0972 472 186
Email: ngocdinhshu@gmail.com
Website: http://thuphapngocdinh.net
Nghĩa gốc của “Hòa” là sự điều tiết, nhưng nội hàm của chữ Hòa trong văn hoá truyền thống vô cùng phong phú. Giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia đều phải coi trọng chữ Hòa, giữa con người và tự nhiên cũng cần coi trọng chữ Hòa. Hòa đối với một người mà nói, chính là lòng dạ khoáng đạt, nhu cương thích hợp; đối với một quần thể mà nói chính là chung sống an ổn lẫn nhau.
Khổng Tử nói: “Lễ chi dụng, hòa vi quý” (Luận Ngữ) nghĩa là trong việc thực hành Lễ, thì “Hòa” được đặt lên hàng đầu. Thật vậy, mọi chế định trong quy phạm xã hội cần phải hướng tới sự hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.
Sách “Thượng Thư” có ghi lại rằng: Hồng dương đạo đức, dùng điều này bày tỏ sự thân thiện với những người trong các tộc khác nhau; Các tộc chung sống hòa thuận sẽ có thể giáo hóa dân chúng; Dân chúng hiểu rõ tốt xấu rồi thì có thể khiến vạn nước hòa hợp.
Hòa không phải là ba phải, vô nguyên tắc. Luận Ngữ viết: “Quân tử hòa mà không đồng, tiểu nhân đồng mà không hòa”. Quân tử có chủ trương của mình, đồng thời có thể khoan hậu đãi người, có thể chung sống hoà thuận với mọi người, đây gọi là “Hòa mà không đồng”. Tiểu nhân lại dễ bị người khác gây ảnh hưởng, tát nước theo mưa, a dua, nịnh hót, nhưng hễ có xung đột về lợi ích, thì không thể chung sống hài hoà với mọi người, đây chính là “Đồng mà không hòa”.
Người quân tử đối đãi khoan dung, hòa thuận với người khác, nhưng không hùa theo một cách mù quáng. Phẩm hạnh của người quân tử lương thiện, nhưng nội tâm lại cương nghị, có niềm tin của bản thân, không nước chảy theo dòng, góp sóng thành bão vậy…(NĐ st).
Chữ Hòa trong các bản văn cổ được hợp bởi bộ Hòa (禾: cây lúa) và bộ Khẩu (口: cái miệng). Cây lúa là loại cây vùng nhiệt đới có độ số giao hòa lý tưởng giữa hai khí Âm (Khôn – Hàn) và khí Dương (Càn – Nhiệt). Cái Miệng là cơ quan phát ngôn của con người. Khi Khẩu(口) đứng cạnh Hòa (禾) diễn tả những ao ước về sự quân bình, tốt đẹp, hài hòa được phát ra từ con người.
Chữ Hòa trong truyền thống triết học Á Đông có một chỗ đứng vững chắc và mang ý nghĩa to lớn. Trải qua chiều dài lịch sử, vị thế và ý nghĩa của chữ Hòa không hề giảm sút, mai một hay bị xem nhẹ. Ngược lại, chữ Hòa theo dòng lịch sử càng được nâng lên vị trí cao hơn. Từ thuật ngữ mang tính chất mô tả những cách thức hòa điệu trong nhạc cụ, âm thanh hay lời ca tiếng hát, chữ Hòa đã được nâng lên vị thế Đức Hòa. Do đó, Hòa không còn đơn thuần là một động từ hay danh từ nữa, nhưng Hòa giờ đây là một sự cộng gộp, sự hòa trộn.
Khi nói về chữ Hoà người ta hay lấy câu Dĩ hòa vi quý làm dẫn liệu. “Dĩ hoà vi quý” là câu thành ngữ mượn từ tiếng Hán, chủ ý để chỉ lối sống tích cực và hoà hợp với mọi người. Tách ra từng từ chúng ta sẽ có:
Dĩ – 以, nghĩa là lấy.
Hoà – 和 trong hòa hợp, hòa khí, hòa nhã.
Vi – 为 mang nghĩa là cho, làm.
Quý – 贵 nghĩa là thứ quý giá, được coi trọng.
Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.
“Dĩ hòa vi quý” đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ trong cả công việc và cuộc sống cá nhân. Khả năng thấu hiểu, tôn trọng và hài hòa giúp chúng ta duy trì sự cân bằng trong môi trường xung quanh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ phát triển bền vững.
Từ những ý nghĩa tốt đẹp, tích cực mà “Dĩ hòa vi quý” mang lại mà đây được xem như một đức tính đẹp cần được học hỏi và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Tác phẩm thư pháp chữ Hòa treo trong nhà là một tác phẩm nghệ thuật giá trị, có tác dụng phong thủy rât tốt. Bức tranh chữ Hòa cho không gian của chúng ta một cảm giác ấm cúng, hòa đồng. Giúp cho con người luôn thoải mái, hoan hỷ, mọi việc đều hòa khí sinh tài…

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thư pháp chữ HÒA”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Có thể bạn thích…