Thời xưa, Lộc tức là bổng lộc mà các Quan được nhận. Có thứ Lộc của Vua ban, có thứ Lộc của dân biếu. Vua ban để ghi nhận công lao của các Quan đã chí công vô tư, thay Vua cai quản, chăn dắt đám dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu Quan, để bày tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó, quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân, mà làm. Như vậy hoàn toàn có thể nói Lộc chính là sự ghi nhận công lao các Quan: công lao với dân và công lao với Vua, với nước. Lộc là thành quả, sự đền đáp xứng đáng của công lao.
Từ xưa đến nay, Lộc biểu tượng cho một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người đó là tài tộc dồi dào. Lộc còn bao hàm ý nghĩa may mắn, phúc tốt lành. Mỗi độ Tết đến, cùng với chữ Phúc, Thọ, người Việt Nam thường treo bộ tranh ba chữ Phúc – Lộc – Thọ để cầu mong tài lộc đến với mỗi người. Người dân còn có tục lệ đi hái lộc vào những ngày đầu năm mới. Người ta hái những lộc non về như đem tài lộc, may mắn về với gia đình trong suốt năm.
Tài Lộc cũng như chồi lộc non mùa xuân. Mùa xuân chồi lộc đua nhau xanh mơn mởn. Lộc non là thành quả của những ngày đông rét mướt trong kén lá. Lộc non tô điểm cành đào ngày Tết. Người Việt Nam chuộng những cành đào có cả lộc non xanh mơn mởn và hoa đào tươi hồng. Giống như, bên cạnh sức khỏe và hạnh phúc, người người đều mong muốn tài lộc để đủ đầy thêm hạnh phúc của mình. Lộc như chồi non, làm mơn mởn cuộc sống sung túc của mỗi người.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.