Thư pháp chữ Nhàn

Tác phẩm:  NHÀN
Nội dung: 3 bài thơ nhàn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chất liệu: giấy điều/xuyến chỉ bồi lụa
Kích thước: 60×60 cm

Liên hệ: Thư pháp Ngọc Đình 
Hotline0915869966, 0972 472 186
Email: ngocdinhshu@gmail.com
Website: http://thuphapngocdinh.net

Tác phẩm Nhàn trưng bày trong triển lãm Nghiên bút còn thơm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ( 9-2024), tác phẩm được hình thành và phóng tác từ cảm hứng khi tác giả đọc 3 bài thơ Cảnh nhàn, Thế tục và Nhẹ đường lợi danh của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 (1491 – 28/11/1585) huý là Văn Đạt 文達, tự Hanh Phủ 亨甫, hiệu Bạch Vân am 白雲庵, Bạch Vân cư sĩ 白雲居士, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Xuất thân từ một gia đình trí thức Nho học, cha là Nguyễn Văn Định có văn tài, học hạnh.

Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi lên là một nhà tư tưởng tiêu biểu có nhiều đóng góp giá trị mang tính triết lý, phản ánh tư tưởng đạo đức của ông.

Sự gần gũi về triết lý đạo đức của ông nhất quán với những quan niệm về con người

và sự gần gũi về con người với thiên nhiên, theo đó, mỗi con người được sinh ra một

cách tự nhiên, chứ không phải là một thực thể siêu tự nhiên có nhân cách. Ông thả

hồn vào thiên nhiên một cách phóng khoáng, không bị gò bó, trói buộc mà rất chan

hòa với thiên nhiên, một nề nếp sinh hoạt hòa hợp với môi trường sống, điều kiện tự

nhiên và cảnh quan thiên nhiên. Dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường

đầy gian nan thử thách để phát triển và tồn tại lâu bền, bởi đã rèn đúc nên bản lĩnh

vững vàng, mang đậm tính cách và khí phách của truyền thống văn hóa dân tộc, gắn

liền với một giá trị tinh thần mang tính nhân văn sâu sắc. Triết lý đạo đức về con

người với thiên nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm ngoài ý nghĩa về nguồn cội tâm thế,

sức mạnh ứng xử, nó còn như một “kim chỉ nam” cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng người hiện nay.

Tác phẩm thư pháp chữ NHÀN lấy nội dung 3 bài thơ trên của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm làm chất liệu tạo thành hình tròn xoay các chiều đều đọc thuận, ngụ ý như vòng tròn tạo hóa, bốn phương tỏa là thiên nhiên, thế tục này là vũ trụ của NHÀN…

Dưới đây là 3 bài thơ của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm;

Cảnh Nhàn 

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu đến bóng cây ta hãy uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

 

Thế tục

Vụng, khéo nào ai chẳng có nghề,

Khó khăn phải luỵ đến thê nhi.

Được thời thân thích chen chân đến,

Thất thế hương lân thỉnh mặt đi.

Thớt có tanh tao ruồi đỗ bấy,

Ang không mật mỡ kiến bò chi!

Thế nay những trọng người nhiều của,

Lặng đến tay không ai kẻ vì.

 

Nhẹ đường lợi danh

Được thua thấy đã ắt nhiều phen,

Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.

Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng,

Dặm hồng trần biếng ngại chen.

Ngày chầy họp mặt, hoa là khách,

Đêm vắng hay lòng, nguyệt ấy đèn.

Chớ chớ thờ ơ nhìn mấy biết,

Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thư pháp chữ Nhàn”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Có thể bạn thích…