Theo cổ nhân, chữ Tín là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo, có nghĩa là làm đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy.
Chữ Tín (信) nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, kết hợp bởi bộ “Nhân” (イ) và chữ “Ngôn” (言); hội ý rằng người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên, bởi không có niềm tin để phấn đấu thì không thể thành tựu được điều gì.
Người quân tử tiến lên đạo đức, sửa cho sự nghiệp hoàn thành. Trung tín để mà tiến đức, sửa lời nói cho thành khẩn để nên sự nghiệp (Kinh Dịch: Quẻ Thuần Kiền, Văn Ngôn).
Tác phẩm Thư pháp chữ TÍN vì thế được rất nhiều người đề cao, và lựa chọn để treo trong phòng khách, phòng làm việc, phòng học… đặc biệt là những người làm kinh doanh, các doanh nghiệp cực kì đề cao chữ tín.
Chữ Tín trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Một người biết giữ chữ Tín sẽ được mọi người tôn trọng và kính nể. Người không biết giữ chữ Tín lời nói không có trọng lượng, người khác không tin tưởng làm việc gì cũng khó.
Theo đạo Phật, việc không giữ chữ Tín chính là một hình thức tạo nghiệp. Nghiệp ở đây còn được hiểu là khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp không chỉ được hiểu là những lời nói độc ác, cay nghiệt mà còn có cả những lời nói dối không giữ đúng như những gì đã nói ra.
Trong kinh doanh, chữ Tín được đặt ra trong kinh doanh như là một chuẩn mực để cam kết với nhau để tin tưởng làm ăn, hợp tác lâu dài.
Tranh bức tranh chữ Tín được treo trong nhà hay phòng làm việc, phòng Kinh doanh thể hiện gia chủ của không gian luôn tin tưởng vào sức mạnh của đức tin, thực hiện theo lẽ phải, có trách nhiệm với lời nói và uy tín với mọi người.
Bức tranh mang ý nghĩa lan tỏa niềm tin mọi lúc, thì thành công sẽ đến rất gần. Tâm thành tín nghĩa( Tấm lòng có nghĩa có tâm, giữ được chữ tín) thì Vạn sự Cát tường( mọi việc sẽ được tốt lành).
Bức tranh chữ Tín của chúng tôi được viết vẽ thủ công, viết Thư pháp chữ Việt bằng mực tàu, trên giấy gango Nhật Bản, giấy điều, giấy dó truyền thống, lụa…
ngocdinhshu@gmail.com –
ok